Skip to content

phambaonam/generator

Repository files navigation

Iterables và iterators trong ES6

  • Iterators là một bộ duyệt dùng để duyệt qua một mảng, một danh sách hoặc một collection mà qua mỗi lần duyệt sẽ ghi lại vị trí đã duyệt để từ đó có thể biết và lấy vị trí tiếp theo.

Cần phân biệt Iterable và Iterator protocol

  • Iterable: là khả năng cho phép các đối tượng trong Javascript sử dụng các kỹ thuật xử lý dữ liệu như for of loop, toán tử ba chấm ....

    • Với ES6 thì các đối tượng như Array, Object, Map, WeakMap, Set, WeakSet đều là đối tượng Iterable hay gọi chúng là Builtin iterables.
    • Nghĩa là với các loại đối tượng kể trên thì bên trong chúng chưa đựng các phần tử,chúng ta hay duyệt các phần tử bằng for ... of, ..., và để ghi lại các vị trí của phần tử đã duyệt trong đối tượng đó thì ta sử dụng Iterator với method đặc biệt của nó. Cái phương thức đó có cái tên dc gọi là Iterator protocol
  • Iterator protocol: là các method xử lý một đối tượng có đánh dấu vị trí đã duyệt, vì vậy với các đối tượng thông thường sẽ không sử dụng được nên ta phải sử dụng Symbol.iterator để chuyển đôi.

    • Nghĩa để đánh dấu vị trí đã duyệt của 1 đối tượng ta phải sử dụng Symbol.iterator
  • Cách tạo ra 1 iterator

    var myIterable = {}
    myIterable[Symbol.iterator] = function* () {
        yield 1;
        yield 2;
        yield 3;
    }
    [...myIterable] // [1, 2, 3]
  • Trong javascript thì iterator cung cấp method next(), phương thức này sẽ return phần tử kế tiếp, đồng thời method này cũng ghi nhận phần tử đã đánh dấu và nó return 1 object với 2 property valuedone.
  • Để dùng được method next() bạn phải thao tác chuyển đổi thông qua Symbol.iterator.
  • Ví dụ:
    let arr = [1, 2, 3]
    let iterator = arr[Symbol.iterator]()
    console.log(iterator.next())
    console.log(iterator.next())                                          
    console.log(iterator.next())  
    console.log(iterator.next()) 

==> iterable là 1 object chứa iterator, cụ thể là khi gọi [Symbol.iterator]() sẽ trả về iterator của object đó. Iterator là 1 object có thể lấy ra lần lượt các iterator result, khi gọi method next() thì sẽ trả về iterator result . Giá trị trả về này là 1 object chứa 2 property value: chứa giá trị của vị trí duyệt hiện tạidone: cho biết đã kết thúc quá trình duyệt hay chưa

  • Cách tự tạo 1 iterable:
    let input = 'hello' 
    let obj = input
    input = {} // iterable object
    input[Symbol.iterator] = function () {
        let it = {} // iterator
        let count = 0
        it.next = function () {
            let r = (count < obj.length) ? {value: obj[count], done: false} : {value: undefined, done: true} 
            count++
            return r // iterator result
        }
        return it
    }
    console.log(obj[Symbol.iterator]()) // { next: function(){...} }
    // các iterator result
    console.log(iterator.next())
    console.log(iterator.next())
    console.log(iterator.next())
    console.log(iterator.next())
    console.log(iterator.next())
    console.log(iterator.next())

Generator trong Javasccript

  • Trong javascript một khi function được thực thi thì nó sẽ được đảm bảo run-to-completion tức là những phần code khác không thể can thiệp, làm gián đoạn quá trình chạy của function đó. Tuy nhiên ES6 đã cho ra mắt 1 loại function mới mà không hành xử theo lẽ thông thường như thế Generator

  • Ví dụ đơn giản

    var x = 1;
    function foo() {
    x++;
    bar();
    console.log( "x:", x );
    }

    function bar() {
    x++;
    }

    foo();
  • Chúng ta có thể thấy function bar được gọi bên trong function foo và giá trị của x sau khi gọi foo() là 3. Trong trường hợp không có lời gọi bar() bên trong foo giá trị của x sẽ là 2. Hãy tưởng tượng bằng 1 cách nào đó mặc dù chúng ta không gọi bar() ở bên trong foo mà kết quả trả về vẫn là 3 ??? Đó chính là lúc mà chúng ta sử dụng generator

  • Hãy thay đổi đoạn code 1 chút

    var x = 1;

    function *foo() {
        x++;
        yield;
        console.log( "x:", x );
    }

    function bar() {
        x++;
    }
  • Bạn có để ý thấy sự khác biệt ?
  • Chúng ta đã có 1 generator declaration với khai báo function *foo() - chú ý dấu * trong phần khai báo.
  • Và sử dụng generator như sau:
    var it = foo();
    it.next();
    x;                      // 2
    bar();
    x;                      // 3
    it.next();
  • Xem xét từng bước một của quá trình trên:
  1. Phép toán it = foo() không thực thi *foo() ngay lập tức mà tạo ra 1 iterator để kiểm soát quá trình thực thi này.
  2. Dòng it.next() đầu tiên bắt đầu chạy genertor và thực hiện phép toán x++.
  3. generator dừng lại ở lệnh yield sau khi lời gọi it.next() đầu tiên hoàn thành. Tại thời điểm này generator vẫn còn hoạt động nhưng chuyển sang trạng thái dừng.
  4. Chúng ta kiểm tra giá trị của x và kết quả trả về là 2.
  5. Chúng ta gọi function bar() để tăng giá trị của x.
  6. Chúng ta kiểm tra giá trị của x lần nữa và lần này kết quả là 3.
  7. Lời gọi it.next() cuối cùng khiến generator hoạt động trở lại, thực hiện lệnh console.log in ra giá trị của x

Pass value to generator trong javascript

  • Iteration Messaging.
    • Với lệnh yield đứng độc lập, ta có thể coi đó như 1 điểm dừng để thực hiện những xử lí chen vào giữa quá trình thực thi của function (có vẻ giống debugger mà mình vẫn hay dùng) nhưng thực thế là cách sử dụng của nó còn linh hoạt hơn thế.
    function *foo(x) {
        let y = x * (yield);
        return y;
    }
    
    let it = foo( 6 );

    console.log(it.next()) // { value: undefined, done: false }
    console.log(it.next(7)) // { value: 42, done: true }
  • Ở đây ta có thể sử dụng yield như 1 nơi để truyền tham số vào, đọc thêm tại đâyđây.

  • Chuôĩ câu lệnh trên truyền 6 là giá trị đầu vào cho x và truyền 7 như là gía trị cho yield và gía trị sau khi tính toán là 6*7=42.

  • Câu chuyện ở đây là gì?

    • Câu lệnh next đầu tiên bắt đầu generator và chạy cho đến khi gặp yield.
    • Khi gặp lệnh yield, yield đặt ra câu hỏi giá trị truyền vào ở đây là gì.
    • Câu lệnh next đầu tiên đã hoàn thành xong nhiệm vụ của mình vậy nên trách nhiệm trả lời này sẽ nằm trong câu lệnh next tiếp theo. Khi lệnh next tiếp theo được thực hiện, nó trả lời cho câu hỏi mà yield đặt ra mà thực thi nốt phần còn lại.
  • Ví dụ:

    function* crossBridge() {
        const reply = yield 'What is your favorite color?'
        console.log(reply)
        if (reply !== 'yellow') return 'Wrong!'
        return 'You may pass.'
    }
    const iter = crossBridge()
    console.log(iter.next())
    console.log(iter.next('blue'))
    const iter = crossBridge()
    console.log(iter.next())
    console.log(iter.next('yellow'))
  • Phân tích ví dụ trên:

    • Câu lệnh next đầu tiên bắt đầu generator và chạy cho đến khi gặp yield.
    • Lúc này trong yield sẽ gán value : What is your favorite color? vào biến reply sau đó tạm thời dừng lại(yield vẫn chưa chạy xong đâu).
    • Câu lệnh next tiếp theo iter.next('blue') sẽ truyền vào generator 1 valueblue, lúc này yield sẽ gán valueblue mà ta truyền vào generator cho biến reply và chạy cho đến xong yield, sau đó sẽ chạy đến console.log(reply). Sau đó chạy tới if để so sánh. Cuối cùng sẽ chạy đến return.
    • Bản chất khi dùng next() - [yield - next()] thực chất là run - [pause - resume - run next].
  • Muliple iterators

    • Mỗi khi chúng ta tạo một iterator thì chúng ta cũng đã tạo 1 generator instance.(Giống như bạn tạo class và sau đó bạn tạo ra nhiều instance với class đó).
    • Khi có nhiều instance của cùng 1 generator thì chúng có thể tương tác với nhau.
    let z = 1

    function *foo() {
        let x = yield 2
        z++
        let y = yield (x * z)
        console.log( x, y, z )
    }
    
    // Tạo ra instance
    let it1 = foo()
    let it2 = foo()

    // Qúa trình chạy
    /**
     * next() đầu tiên chạy,
     *  Bắt đầu chạy generator.
     *  gặp yield dừng lại và gán x = 2
     */
    let val1 = it1.next().value // 2 <-- yield 2
    console.log(val1) // 2
    let val2 = it2.next().value // 2 <-- yield 2

    /**
     * next() tiếp theo chạy,
     * pass value = 20 vào generator, lúc này x sẽ dc gán lại là 20,
     * chạy tới z++ và tăng lên z = 2,
     * chạy tiếp tới y, gặp yield dừng lại và gán giá trị cho y là 600
     */
    val1 = it1.next(val2 * 10).value // x = 20, z = 2, y = 40
    console.log(val1) // 40
    val2 = it2.next(val1 * 5).value // x = 200, z = 3, y = 600
    console.log(val2) // 600

    /**
     * next() tiếp theo chạy,
     * pass value = 300 vào generator, lúc này y sẽ dc gán lại là 300,
     * chạy tiếp tới console.log( x, y, z )
     */
    it1.next(val2 / 2) // 20 300 3
    it2.next(val1 / 4) // 200 10 3
  • Trong đoạn code trên thì khi khởi tạo it1it2 chúng ta có 2 generator instance của generator foo.

  • Trong ví dụ trên giá trị của it1it2 có thể nhận iterator còn lại làm tham số trong quá trình tính toán của mình.

  • Đối với trường hợp 2 iterator của 2 generator khác nhau tùy theo cách thực hiện các step trong function của các generator mà kết quả trả về rất khác nhau. Hiện tượng race condition xảy ra và nó tương tự như việc xung đột tài nguyên giữa các thread trong các ngôn ngữ hỗ trợ multi-thread vậy.

  • Ví dụ với 2 generator sau:

    let a = 1
    let b = 2

    function *foo() {
        a++
        yield
        b = b * a
        a = (yield b) + 3
    }

    function *bar() {
        b--
        yield;
        a = (yield 8) + b
        b = a * (yield 2)
    }
  • Nếu foobar là 2 function thông thường thì kết quả khi thực thiện foo, bar sẽ chỉ có 2 case:
    • thực hiện foo trước, bar sau.
    • thực hiện bar trước, foo sau
  • Nó chính là các case có thể xảy ra khi xử lí không đồng bộ foobar.
  • Nhưng với generator - thứ phá vỡ luật run-to-completion, việc xen kẽ các step của foobar là điều có thể.
  • Số lượng cách sắp xếp các step trộn lẫn với nhau cũng như số lượng kết quả trả về là khá nhiều và phức tạp.

Generator Iterator.

  • General iterator có thể sử dụng khi cần tính toán 1 chuỗi giá trị mà giá trị sau phụ thuộc vào giá trị trước.
  • Mỗi lần gọi next chúng ta lại có thể nhận được 1 gía trị mới. Công việc này cũng có thể thực hiện bằng closure.
    var foo = (function(){
        var nextVal;

        return function(){
            if (nextVal === undefined) {
            nextVal = 1;
            }
            else {
            nextVal = (3 * nextVal) + 6;
            }

            return nextVal;
        };
    })();
    foo();       // 1
    foo();       // 9
    foo();       // 33
    foo();       // 105
  • Mỗi lần gọi foo chúng ta nhận được 1 giá trị mới của chuỗi số.
  • Với phong cách của generator chúng ta có thể định nghĩa 1 generator và cho chạy loop qua generator đó:
    function *foo() {
        let nextVal
        while (true) {
            nextVal = (nextVal === undefined) ? 1 :  (3 * nextVal) + 6
            yield nextVal
        }
    }
    for (let v of foo()) {
        console.log( v )
        if (v > 500)  break
    }
    // 1 9 33 105 321 969
  • Cách viết này sử dụng vòng lặp while (true) - bình thường sẽ gây infinite loop tuy nhiên với lệnh yield đặt bên trong loop generator sẽ dừng lại tại mỗi lần lặp, lệnh yield cũng giữ lại gía trị của function foo mà không cần đến closure để lưu lại biến trạng thái. Khi thực hiện lệnh for ... of chúng ta vẫn có thể ngắt vòng lặp bằng cách check điều kiện và break.

  • Chú ý:

    • Nếu thử dùng yield với một giá trị trong callback thì cho dù đã declared trong generator thì nó vẫn sẽ bị lỗi:
    function* generator() {
        ['foo','bar'].forEach(e => yield e) // SyntaxError
        // We can't use 'yield' inside a non-generator function.
    }

yield*

  • yield* được tạo ra nhằm có khả năng gọi một generato nằm trong một generator khác:
    function* foo() {
        yield 'foo'
    }

    // How would we call 'foo' generator inside the 'bar' generator?
    function* bar() {
        yield 'bar'
        foo()
        yield 'bar again'
    }

    const b = bar();

    b.next() // { value: 'bar', done: false }
    b.next() // { value: 'bar again', done: false }
    b.next() // { value: undefined, done: true }
  • Bạn có thể thấy b iterator, thuộc bar generator, không hề chạy như đúng ý ta khi call foo.
  • Đó là mặc dù foo execution cho ra một iterator, nhưng ta sẽ không có lặp lại (iterate) nó được.
  • Vì thế mà ES6 cần có operator yield*
    function* bar() {
        yield 'bar'
        yield* foo()
        yield 'bar again'
    }
    const b = bar();
    b.next() // { value: 'bar', done: false }
    b.next() // { value: 'foo', done: false }
    b.next() // { value: 'bar again', done: false }
    b.next() // { value: undefined, done: true }
  • Đồng thời nó cũng hoàn toàn có thể áp dụng với data consumers
    for (let e of bar()) {
        console.log(e)
        // bar
        // foo
        // bar again
    }
    console.log([...bar()]) // [ 'bar', 'foo', 'bar again' ]
  • yield* có khả năng kiểm tra và chạy qua hết tất cả ngõ ngách trong generator để yield ra phần nó cần:
    function* bar() {
        yield 'bar'
        for (let e of foo()) {
            yield e
        }
        yield 'bar again'
    }

==> Generators cũng chính là Iterators

funny

Một số thư viện có thể dùng với generator:

Tài liệu tham khảo

Releases

No releases published

Packages

No packages published